Untitled Document
Hôm nay, 6/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Tên nhiệm vụ Dự án Tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch phòng trừ sâu, rầy hại lúa năm 2011 – 2012 
  Tổ chức chủ trì Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì Sở Nông nghiệp và PTNT 
  Cơ quan chủ quản Sở Khoa học và Công nghệ 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Tỉnh, Thành phố 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Bùi Văn Khai 
  Cán bộ phối hợp PGS.TS. Nguyễn Văn Huỳnh, TS. Hồ Văn Chiến 
  Lĩnh vực nghiên cứu 40106. Bảo vệ thực vật 
  Thời gian bắt đầu 09/2011 
  Thời gian kết thúc 09/2012 
  Năm viết báo cáo 2012 
  Nơi viết báo cáo Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang 
  Số trang 69 
  Tóm tắt Dự án “Tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch phòng trừ sâu, rầy hại lúa năm 2011 – 2012” được thực hiện nhằm mục tiêu: * Mục tiêu tổng quát: - Mô hình có tác dụng thu hút, dẫn dụ thiên địch phòng trừ sâu hại tự nhiên, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn quản lý được sâu hại, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. - Tạo điều kiện môi trường sinh thái góp phần da dạng sinh học quần thể thiên địch trong ruộng lúa phát triển ổn định, thông qua việc trồng hoa trên bờ ruộng, từ đó phòng trừ dịch hại theo hướng sinh học tự nhiên và bền vững. - Nâng cao kiến thức, thay đổi tập quán của nông dân trong việc sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật, thấy rõ vai trò của việc áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học trong quản lý dịch hại. * Mục tiêu cụ thể: - Thực hiện 15 lớp tập huấn tại 11 huyện, thị, thành với 15 mô hình cho khoảng 600 nông dân tham gia thực hiện và được tập huấn kỹ thuật về lợi ích của mô hình “Công nghệ sinh thái” trồng cây có hoa trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch, làm tiền đề mở rộng quy mô, diện tích ứng dụng mô hình trong thời gian tới. - Diện tích ứng dụng mô hình “Công nghệ sinh thái” huấn luyện nông dân đạt 150 ha đến năm 2012 (Thu Đông 2011, Đông Xuân 2011 - 2012 và Hè Thu 2012 với quy mô 50 ha/vụ). - Giúp nông dân giảm được 01-02 lần số lần phun thuốc trừ sâu, rầy và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu cuốn lá giai đoạn 30-40 ngày sau khi sạ. - Đánh giá thành phần thiên địch, dịch hại và hiệu quả kinh tế giữa ruộng mô hình và đối chứng. * Kết quả đạt được: - Qua 3 vụ thực hiện mô hình “Công nghệ sinh thái” đã thực hiện được 15 lớp tập huấn tại 10 huyện, thị, thành với 15 mô hình cho khoảng 600 nông dân tham gia thực hiện và được tập huấn kỹ thuật về lợi ích của mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng. - Diện tích ứng dụng mô hình “Công nghệ sinh thái” huấn luyện nông dân đạt 150 ha đến năm vụ Hè Thu 2012 (Thu Đông 2011, Đông Xuân 2011-2012 và Hè Thu 2012 với quy mô 50 ha/vụ). Ngoài ra với sự hỗ trợ đối ứng của các huyện thông qua dự án đã thực hiện thêm được 439 ha với 460 hộ nông dân tham gia. - Mô hình “Công nghệ sinh thái” giúp nông dân giảm được số lần phun thuốc trừ sâu rầy, cụ thể giảm 2,2 lần ở vụ Thu Đông 2011 tương đương 1.033.400 đồng/ha, ở vụ Đông Xuân 2011-2012 giảm được 1,2 lần tương đương 1.041.200 đồng/ha và ở vụ Hè Thu 2012 giảm được 2,6 lần tương đương 1.125.200 đồng/ha. Bên cạnh đó cũng góp phần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu cuốn lá giai đoạn 40 ngày sau khi sạ. - Về mặt môi trường, qua 3 vụ thực hiện giảm được trung bình 778,98 g/ha/năm (3 vụ) lượng thuốc hoạt chất a.i thải ra môi trường đất, nước, tương đương 259,7g/ha/vụ góp phần bảo vệ môi trường. - Thành phần thiên địch: qua 03 vụ thực hiện cho thấy, có sự tích lũy và gia tăng về số lượng loài thiên địch từ đầu vụ ở ruộng mô hình có trồng hoa và duy trì số lượng cao hơn ruộng đối chứng, số lượng thiên địch đạt cao nhất ở giai đoạn trổ chín. Số loài trung bình vào ruộng mô hình ở vụ Thu Đông 2011 là 16,9 loài so với ruộng đối chứng 11,7 loài, ở vụ Đông Xuân 2011-2012 là 14,0 loài so với 8,6 loài và vụ Hè Thu là 17,0 loài so với 10,0 loài của ruộng đối chứng. - Dịch hại: Ruộng mô hình với sự phong phú và đa dạng thành phần thiên địch và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu rầy nên góp phần hạn chế sự bộc phát mật số rầy nâu và sâu cuốn lá. Đối với ruộng mô hình, mặc dù sử dụng thuốc trừ sâu rầy để hạn chế mật số nhưng mật số sâu rầy có xu hướng gia tăng mật số về cuối vụ. - Ruộng mô hình giảm được tiền so với ruộng đối chứng ở tiền thuốc trừ sâu rầy: vụ Thu Đông 2011 là 981.400 đồng, vụ Đông Xuân 2011-2012 là 1.122.400 đồng và vụ Hè Thu 2012 là 998.700 đồng. 
  Từ khoá Công nghệ sinh thái, hoa, lúa, 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127